Vào dịp đầu xuân năm mới, du khách đi lễ đền Cửa Ông thường lựa chọn đi vào thời điểm diễn ra lễ hội đền Cửa Ông để được tham dự một trong những lễ hội độc đáo và lớn nhất ở miền Bắc.
Đang xem: Bài văn tả về lễ hội đền cửa ông
Dưới đây là một số thông tin về lễ hội đền Cửa Ông để quý khách tham khảo nếu muốn đi lễ vào đúng dịp lễ hội nhé!
Đền Cửa Ông thuộc Phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội đền Cửa Ông còn được gọi là Hội đền Cửa Suốt được tổ chức nhằm tôn vinh công đức của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc.
Lễ hội Đền Cửa Ông còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội đền Cửa Ông chính thức diễn ra từ ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm.
Đó là thời gian diễn ra lễ hội, còn ngày hội chính, thời điểm diễn ra lễ rước tượng và các trò chơi dân gian (phần lễ và phần hội) là ngày 3/2 âm lịch. Lễ hội chính này không được tổ chức thường niên mà 2 năm mới có một lần.
Phần lễ bắt đầu với lễ dâng hương tại đền thượng, sau đó là lễ rước Đức Ông vi hành. Đoàn rước tượng bao gồm các đoàn đại biểu, hương tử sẽ rước tượng Đức Ông xuất phát từ sân chính tại đền Hạ sau đó ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Đức Ông hoá trôi dạt vào), tiếp tục đi dọc đường Nghinh Thần và quay về sân tổ chức lễ hội đền Cửa Ông tượng trưng cho cuộc du tuần của Đức Ông.
Phần Hội được tổ chức ở đền Thượng và đền Hạ của đền Cửa Ông, với nhiều trò chơi dân gian như: tổ tôm điếm, kéo co, nấu cơm, têm trầu, soạn lễ, chọi gà, bịt mắt đập niêu… được đông đảo quần chúng tham gia, với ước nguyện cho một năm mới thật vui vẻ và nhiều sức khỏe.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Văn Hóa Và Một Số Phong Tục Văn Hóa Indonesia Có Điểm Gì Đặc Biệt?
Sau chương trình nghi lễ là các chương trình nghệ thuậtvới sự tham gia của nhiều diễn viên, trong đó có các nghệ sỹ đã thành danh của quê hương đất mỏ. Cuối cùng là màn trình diễn pháo hoa với thời lượng 15 phút, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân và du khách thập phương về dự.
Ngoài ra, lễ hội đền Cửa Ông còn là dịp để nhân dân, du khách thập phương tới tế lễ, thắp hương và cầu xin Đức Ông phù hộ cho những điều tốt lành cho năm mới.
Đền Cửa Ông có tiếng linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ cửa Suốt nên vào mùa lễ hội, du khách từ mọi miền đất kéo về dự hội rất đông.
Du khách và người đi lễ hội đền Cửa Ông không chỉ chìm ngập vào không gian tín ngưỡng tôn vinh vị anh hùng có công với nước bằng tấm lòng thành kính mà còn được thụ một cảnh quang non nước, biển trời kỳ thú. Đền Cửa Ông gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ được xây dựng ở thế chân vạc vững chắc.
Đền Thượng nằm ở độ cao 100 m, hai bên là hai quả đồi nhỏ xinh xắn được thế phong thủy “Tả thanh long, Hữu bạch hổ”, phía sau là dãy núi Cẩm Phả, Mông Dương mờ xanh. Trong đền có 34 pho tượng cổ quý là tượng Hưng Đạo Vương, tượng Thánh Mẫu, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu… với đường nét trạm trổ tinh xảo, sống động.
Đứng ở đền Thượng nhìn ra vịnh Bái Tử Long vô vàn hòn núi có hình thù kỳ vĩ, du khách như bị choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên hùng diệu, dùng dằng nửa muốn bước chân đi nửa muốn ở lại.
Xem thêm: Du Lịch Lễ Hội Chùa Bổ Đà Bắc Giang 2018 Nơi Bảo Tồn Các Giá Trị Văn Hóa Phi
Lễ hội đền Cửa Ông là dịp để nhân dân ôn lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta, đồng thời gìn giữ và phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hoá dân tộc.
Quý khách có nhu cầu đi du xuân lễ Tết tại đền Cửa Ông, vui lòng inbox cho indembassyhavana.org để được tư vấn một lịch trình hợp lý nhất!